(Cập nhật 8/2017) NĐ sinh năm 2010. Vào lúc 3 tuổi, gia đình bắt đầu nhận ra NĐ có những dấu hiệu chậm phát triển so với các bạn cùng tuổi. Sau đó gia đình đã nhanh chóng đưa NĐ tới gặp chúng tôi (7/2013) để tìm phương án can thiệp cho NND với mong muốn “cho NĐ có ngôn ngữ giao tiếp kịp với các bạn cùng tuổi để vào học lớp Một vào tháng 9, 2016 tại Trường tiểu học Đặng Văn Bất”.
Tổng quan
Vào ngày 22 tháng 7, 2013 NĐ chính thức đi học. Các test Sàng lọc sơ khởi cho biết NĐ có trí nhớ nhanh về hình ảnh, tư duy tốt qua hệ thống hình, sequence, giỏi về pattern recognition, vận động tinh và khả năng quan sát khẩu hình miệng tốt. Đó là những dấu hiệu tốt cho việc phát triển nhận thức & ngôn ngữ sau này.
Tuy nhiên NĐ vẫn chưa có ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói hoặc hình ảnh. Ngôn ngữ nói của NĐ chỉ ở mức độ echo, lập lại theo yêu cầu, phát âm các từ đơn. Về mặt ngôn ngữ diễn đạt, NĐ hiểu các lệnh cơ bản chứa từ khóa. Về mặt giao tiếp xã hội, NĐ thường la hét, nhảy vào người bạn khi chơi với các bạn. Đây không phải là hành vi mà chỉ là biểu hiện của mong muốn giao tiếp mà chưa có ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói, và chưa có các kỹ năng ở mảng xã hội.
Trong khi đa số trẻ TK thích Velcro thì NĐ sợ tiếng kêu sột soạt, nhạy cảm với âm thanh, sẽ run lên khi có ai nói lớn tiếng với mình (âm thanh âm lượng cao, không nhất thiết là la, mắng).
Nhìn chung, điều may mắn nhất cho NĐ là phụ huynh nhìn nhận ra vấn đề từ rất sớm, chấp nhận sự thật rằng con mình cần được can thiệp một cách nhà nghề, và luôn sẵn sàng hợp tác, trao đổi với Trường.
Chương trình can thiệp
Sau thời gian 8 tuần can thiệp kiến thức nền về nếu/thì, kỹ năng ngôn ngữ diễn đạt, hệ thống Thưởng, chúng tôi làm các test về ngôn ngữ cảm nhận, ngôn ngữ diễn đạt cho NĐ và đưa ra các nhóm MT sơ khởi sau:
· 0602 Nhận thức sơ khởi
· 0102 Ăn, uống tự lập cao
· 0301 Ngôn ngữ sơ khởi
· 0305 Ngôn ngữ diễn đạt
· 0901 Toán sơ khởi
· Tự học (xếp chuỗi logic, tạo hình theo mẫu dựa trên matching …)
· Các hoạt động giữa giờ, bài tập thể dục nhắm vào vận động tinh, thô
Chúng tôi đưa NĐ vào lớp Nai và đề cập tới khả năng chuyển NĐ vào các lớp hòa nhập sau này. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể xác định được thời điểm NĐ có thể học hòa nhập một cách chính xác. Con đường hòa nhập của NĐ đòi hỏi sự kiên nhẫn, hợp tác từ gia đình, và cần đi qua quá trình tham gia chương trình hòa nhập dưới sự giám sát, hỗ trợ và giảm dần hỗ trợ của giáo viên.
Phương pháp ghép nghĩa vào âm (CCM) cũng được áp dụng tối đa cho NĐ để phát triển ngôn ngữ diễn đạt, chặn các hành vi mà chúng tôi biết sẽ xảy ra nếu như không được can thiệp kịp thời.
NĐ có khả năng echo, thẩm định âm thanh tốt dù ngôn ngữ diễn đạt còn nhiều hạn chế, ví dụ như khả năng nói ra nhu cầu đôi, intraverbal hoặc giao tiếp qua người thứ 3. NĐ học matching và mặt chữ nhanh (dựa trên phương pháp học mặt chữ thông thường). Tuy nhiên, dựa trên nét chữ thưa không đều, chúng tôi cho NĐ tham gia các trò chơi vận động thô, tinh ở nhóm Tâm vận động OT để cải tiến kỹ năng viết chữ.
Các bảng chữ cái với đầu bút nam châm là các học cụ can thiệp thích hợp vì học sinh sẽ phải dùng thêm lực phụ trội để đẩy đầu bút đi. Các khung gỗ khoét theo nét chữ cũng là các học cụ dùng tốt cho kỹ năng vận động tinh, tập cho học sinh viết các đường thẳng, ngang, chéo và cong.
Sau 6 tháng can thiệp
NĐ nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu Toán sơ khởi, học nhanh các khái niệm toán như nhóm nhiều hơn / ít hơn, nhận ra khi quan hệ nhiều/ít của 2 nhóm A và B thay đổi liên tục (theory of mind). NĐ gặp khó khăn nhóm kỹ năng tự phục vụ, ví dụ như khả năng chờ xếp hàng vào WC, gọi giáo viên nhờ giúp đỡ khi bị khó khăn trong WC, quan sát riêng tư (không bước vào WC khi có người bên trong)… Chúng tôi cũng đưa các mục tiêu phụ trội như giúp ND nói vuốt câu dựa trên hình logic, ví dụ như ND nói /bể/ khi giáo viên nói “Bình hoa bị …” và đưa các hình tương ứng cho ND lựa.
Sau 6 tháng can thiệp, NĐ phát âm rõ và sử dụng tốt, đúng ngữ cảnh 20 từ đơn dựa trên nhóm từ chức năng cho trẻ 4 tuổi. NĐ đã có thể sử dụng các từ này để diễn tả nhu cầu hàng ngày, bày tỏ cảm xúc. Các từ chức năng sơ khởi này là nền quan trong cho NĐ phát triển thành câu dài hơn (câu 2 thành phần, 3 thành phần) cho mục tiêu sau này.
Ở mặt nhận thức và hành vi, NĐ hiểu khung sinh hoạt TKB của lớp, các quy trình sinh hoạt, vệ sinh, và hiểu hơn 80% các lệnh Thẩm định âm thanh của giáo viên. NĐ đã có thể xử lý các tình huống hàng ngày, rút ra được kinh nghiệm khi làm gì sai, và với vốn từ ngôn ngữ diễn đạt đủ, NĐ đã mạnh dạn hơn trong việc giao tiếp với giáo viên, các bạn.
Sự phối hợp, báo cáo chặt chẽ từ gia đình cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc can thiệp hành vi, rà soát kỹ năng NĐ học tại Trường và áp dụng tại nhà . Đây là một ví dụ mà gia đình viết trên diễn đạt riêng của NĐ.
Chào các thầy cô
Hiện nay bé Đ ở nhà có nhiều tiến bộ
Về tâm lý: Đ bớt các hành vi bột phát cá nhân, chấp hành tốt lời nói của ba mẹ, chơi hòa đồng với các chị
Về ý thức: có tiến bộ như tự đi vào nhà vệ sinh để đi tiểu, khi muốn ói (mấy ngày nay Đ bị bệnh) tự ói vào thau để sẵn
Về ngôn ngữ: có nhiều tiến bộ, nói thêm nhiều từ, đúng ngữ cảnh, một số từ nghe rõ, như: đội nón, mở, đổi rồi, hết rồi, nhưng có lúc bé nói nguyên cả câu dài, nghe vẫn chưa rõ
Vào năm 2014, các cập nhật của phụ huynh cho thấy hành vi, nhận thức và ngôn ngữ của ND tiến bộ tốt ở nhà
Hành vi (ở trường/ ở nhà):
- Có thể cùng chơi với các anh chị: chơi trò đóng vai mẹ, con, chơi trò bán hàng,..
- Thích nghi với các lạ tốt hơn: mang đôi giày mới, chấp thuận cho mẹ cắt tóc, chấp thuận cho móc lỗ tai,..
- Hiếu động thích chơi chạy nhảy"
Ngôn ngữ:
- Có thể diễn đạt tốt các điều mong muốn
- Trong ngữ cảnh bất ngờ, Đ có thể dùng ngôn ngữ mà không được dạy trước đó
- Gia đình không còn lo lắng về phát triển ngôn ngữ của Đạt "
Tâm vận động ( OT):
- Điều khiển tốt động tác
Học hòa nhập:
Vận động tinh: Vận động tốt
Việc học ở trường:
Việc học ở nhà:
- Buổi tối gia đình có hướng dẫn Đạt làm bài tập ở nhà, Đ có xu hướng tự làm không muốn làm theo hướng dẫn, nhưng hướng dẫn 1, 2 lần thì Đ làm theo
Mục tiêu học tập:
Hoạt động ngoại khóa :
- Gia đình thường xuyên dẫn Đ tham gia các hoạt động bên ngoài, Đạt tham gia tốt
Sau 16 tháng can thiệp
Vào đầu năm 2015, biểu đồ phát triển của NĐ ở mảng ngôn ngữ, nhận thức tiến bộ đều đặn. Chúng tôi họp với phụ huynh và đưa NĐ vào Chương trình Học hòa nhập (shadow teaching). Chúng tôi đưa NĐ vào lớp mầm, cử các giáo viên đi để hỗ trợ, quan sát, ghi nhận khó khăn và tình huống.
ND cũng bắt đầu phát triển tốt về logic như sau khi làm toán 8 + 3 = 11, ND có thể nhận ra bài toán tương tự 3 + 8 cũng sẽ là 11 mà không cần làm lại tính cộng. ND bắt đầu giải các con toán dạng [ ] + 3 = 5, ráp các sequence logic như quả táo xanh, chín, rớt xuống gốc cây …ND bắt đầu học các khái niệm toán xã hội như một bánh pizza chia sao cho đều cho 4 bạn, hoặc 5 bạn…
NĐ phát triển tốt ở mảng giao tiếp. Từ những hành vi la hét, nhảy vào bạn, hoặc run sợ khi người khác nói to, nay NĐ có thể tham gia các trò chơi, tham gia tập đóng kịch (đòi hỏi khả năng hiểu vai, theory of mind).
Hình trên: NĐ tập kịch, đóng vai, giao tiếp...
Qua các mục tiêu can thiệp về Đọc/Hiểu, NĐ biết hỏi, biết thắc mắc, hoặc có thể tự tìm hiểu các điều mới lạ với giáo viên. NĐ có thể kể lại chính xác sở thích, các hoạt động ở nhà, các hoạt động vào dịp nghỉ lễ, chia sẻ với cả giáo viên và các bạn trong lớp. Các mục tiêu can thiệp này nhằm vào kỹ năng thuật lại khó khăn, giải quyết tình huống khi ra ngoài học hòa nhập phổ thông sau này. Sau khi được khử nhạy, NĐ cũng không còn sợ môi trường tiếng ồn tại các lớp mầm non.
Đây là 10 mục tiêu chúng tôi đưa ra cho NĐ và giáo viên shadow đi theo NĐ tại Lớp mầm non. Các mục tiêu này là kết quả của các test khả năng hòa nhập.
1. Hợp tác với GV
2. Hiểu NN cảm nhận thông thường
3. Mand với GV
4. Tìm kiếm giúp đỡ
5. Bắt chước Vận động tinh, thô
6. Có ngôn ngữ khi chơi
7. Matching to sample
8. TĐAT, Receptive language
9. Intraverbal
10. Biết chữ, số và lượng
Đi học hòa nhập tại Trường Đặng Văn Bất
Vào Hè 2016, sau 3 năm can thiệp, gia đình quyết định đưa ND ra ngoài học hòa nhập 100%. Chúng tôi đã lập diễn đàn riêng để tiếp tục hỗ trợ ND dù ND không còn theo học tại NV. Chúng tôi hiểu và dự đoán ND sẽ cần sự tư vấn và trợ giúp. Phụ huynh đã trao đổi với chúnng tôi như sau:
Mẹ vẫn hy vọng thời gian học ở đây đã tạo được nền tốt về kỹ năng tự lập, giao tiếp, xử lý tình huống cùng như ngôn ngữ và nhân thức để đạt có thể học tốt thời gian đầu cho việc học hòa nhập.Tuy nhiên mẹ cũng lo lắng với kiến thức ngày càng khó ở môi trường hòa nhập mẹ cũng không giám chắc Đ sẽ theo vững vàng môi trường ngoài, đến lúc đó mẹ cũng mong các cô, nhà trường đón nhận Đ vào học lại
Sau Hè 2016, gia đình tổ chức cho NĐ chia tay với các bạn để lên đường đi học học nhập toàn thời gian.
Hình trên: Gia đình mời các bạn và giáo viên dự buổi tiệc chia tay với NĐ
NĐ khởi đầu tốt khi ra ngoài học hòa nhập. Đây là bài viết phụ huynh ND gửi về Nhân Văn trên diễn đàn riêng:
Đ đã học hòa nhập vào lớp 1 được 3 tuần . Đ làm quen môi trường mới khá nhanh , thích đi học và làm tốt các nội qui sinh hoạt của lớp học ( xếp hành ra vào lớp, đứng dậy chào khi giáo viên vào lớp) - Trong giờ học có ngồi yên ,chú ý nghe cô giảng bài - Làm quen và cùng chơi vơi các bạn -Nhớ những điều cô dặn ở lớp về nói lại với mẹ( vd : mẹ ơi , cô dặn T3 và T6 mặc đồng phục thể dục hoặc cô dặn ngày mai mẹ đón con lúc 10:15 phút). -Đ còn gặp khó khăn trong vấn đề diễn đạt vì ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế( mẹ phải làm cầu nối để giáo viên hiểu Đạt). - Hiện tại Đ đã được trang bị kiến thức của học sinh lớp 1 ở Ban Mai nên việc tiếp thu bài vở lớp 1 trong những ngày đầu năm học không khó với Đ. Trên đây là vài nhận xét của gia đình xin chia sẻ cùng quí Thầy , Cô . Rất mong nhận được những ý kiến cũng như những kinh nghiệm quí báu từ quí thầy cô.
Kết quả thi Học kỳ II, 2017, Trường Tiểu học Đặng Văn Bất
Môn Toán: 9 điểm
Môn Tiếng Việt: 10 điểm
Lễ tổng kết 2017
Cập nhật
Qua kênh liên lạc riêng với gia đình, chúng tôi biết NĐ học tốt các mảng nào, các mục tiêu nào vẫn còn gặp khó khăn và cần được giúp đỡ. Vào tháng 5, 2017, chúng tôi có buổi phỏng vấn với phụ huynh để lên kê hoạch cho NĐ đi học hè tại Nhân Văn. Mục tiêu là rà soát ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ tầng xã hội, các kỹ năng, khó khăn sau một năm đi học hòa nhập tại Đặng Văn Bân. Chúng tôi dự định làm lại baseline, lên mục tiêU để cho NĐ tham gia Chương trình Hỗ trợ Hòa nhập Học đường.
Chương trình Hỗ trợ Hòa nhập Học đường nhằm can thiệp, hỗ trợ học sinh đang học hòa nhập tại môi trường phổ thông. Chúng tôi làm việc với Trường nơi các em theo học (hoặc trực tiếp, hoặc thông qua phụ huynh) để lên bài học, bài can thiệp cho các em vào buổi tối hoặc cuối tuần.
Bảng tóm tắt buổi họp hỗ trợ NĐ học hòa nhập, 5/2017
Vấn đề gì? |
Trường Đặng Văn Bân & phụ huynh đang làm gì? |
Hướng giải quyết |
Khó khăn khi NĐ đi hòa nhập? Mẹ sợ ND không theo được |
Tập trung của NĐ: cô giáo đang cho ngồi bàn đầu. Cô cho làm 1 bài nào đó thì không làm xong kịp. khi bạn chưa làm xong thì NĐ sẽ bỏ qua. Mẹ phải rầy rà, ép NĐ mới cố gắng. NĐ sẽ làm cố gắng như Mẹ mong muốn. NĐ bị áp lực chứ không cảm thấy phải cố gắng. Theo cô giáo: NĐ cần gv nói sắp hết giờ mới làm, nên NĐ luôn chậm hơn |
Phỏng vấn giáo viên đang dạy NĐ ở trường.
Mẹ có thể hỏi được giáo viên và trả lời lại Nhân Văn.
Giáo viên tiểu học không hiểu và chấp nhận việc học của NĐ. |
Môn học tốt nhất? |
Môn đọc, tiếng việt. đọc và viết lại. đọc chính tả thì viết được. Khả năng hiểu bài học, rút ra kết luận dựa trên chi tiết, inference còn yếu, cần được giúp đỡ |
|
Môn học không tốt nhất? |
Toán cộng 2 con số, do NĐ không biết kỹ thuật cộng nên không làm kịp. NĐ có thói quen làm tính nhẩm. |
|
Các môn khác |
Thủ công còn chưa theo kịp. NĐ làm chậm hoặc không theo kịp các bạn khác, nhưng do đây không phải môn chính nên trường tiểu học không quan tâm |
|
4 môn chính để xếp loại học sinh: Tin Học, Anh Văn, Toán, Tiếng Việt. |
|
|
Giao tiếp hàng ngày tại lớp |
NĐ khi giao tiếp vẫn sử dụng từ ngữ chức năng phạm vi gia đình. Vd. Mẹ gởi bà ngoại cho chị đi. Ngôn ngữ bày tỏ: NĐ kể chuyện ngắn khoảng 3 chi tiết như: lớp thúi lắm, có bạn đi ị trong quần, bạn ị mấy lần luôn/ cô cho các bạn ra ngoài/ rồi cô cho bạn đó ra ngoài NĐ có thể tường thuật lại câu chuyện với đầy đủ chi tiết chính nhưng câu văn chưa đi sát với các từ chức năng ở độ tuổi. Giải quyết vấn đề tốt: Mẹ giao bài ở nhà, NĐ không làm, bị chị giúp việc phạt. NĐ gọi điện cho Mẹ nói là ND muốn đổi người giúp việc.
|
|
Đề nghị chương trình can thiệp Hè
- Mỗi mùa hè, NĐ quay về Nhân Văn để rà lại baseline, sắp xếp chương trình can thiệp song song với chương trình tiểu học.
- Lên Thời khóa biểu can thiệp song song và buổi tối trong tuần cho NĐ.
Kết luận
Phụ huynh (ba/mẹ) nhận ra vấn đề, đồng lòng can thiệp, đi sát với Trường trong việc hợp tác, báo cáo sinh hoạt ở nhà là các yếu tố quan trọng giúp NĐ đi hòa nhập theo dự định ban đầu. Chúng tôi cũng cảm ơn sự tin tưởng và kiên trì của gia đình khi giao phó NĐ cho chúng tôi can thiệp. Đó là điều kiện cần cho một chương trình hòa nhập học đường thành công.
Với chương trình học phổ thông như hiện nay, chúng tôi dự đoán NĐ sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi theo học tại Trường tiểu học phổ thông và cần được theo sát, hỗ trợ. Chương trình Hỗ trợ Hòa nhập Học đường là giải pháp giúp NĐ tiếp tục theo học tại môi trường phổ thông nói trên một cách tốt nhất có thể có được.
Vào thời điểm viết case study này, chúng tôi đang trao đổi với phụ huynh NĐ để NĐ có thể tham gia Chương trình Hỗ trợ Hòa nhập Học đường toàn thời gian trong dịp Hè, và vào buổi tối khi hết Hè 2017.
Cập nhật 7/2017
NĐ có các khó khăn sau đây khi đang đi học hòa nhập toàn thời gian
1/ Ngôn ngữ cảm nhận: Hiểu câu chuyện khi nghe kể, có khó khăn khi phải đọc truyện. Không hiểu từ nhân xưng, từ ví von và các giao tiếp ngôn ngữ ở mức ngôn ngữ xã hội. Không nắm được ý chính câu chuyện. Cách dạy học làm NĐ nhắc lại chi tiết hay vì dạy NĐ hiểu tổng quan, sequence và logic câu chuyện. Thiếu vốn từ đồng nghĩa.
2/ Hành vi: Hoảng hốt khi giáo viên nói to, hoặc khi la mắng học sinh khác. Không thích các trò chơi tại lớp nhưng sợ bạn không chơi với mình nên cố tham gia.
3/ Ngôn ngữ diễn đạt: không làm chủ đề tài, sequence câu chuyện . Khi câu chuyện kéo dài, NĐ sẽ nói lan qua đề tài khác.
Cập nhật 8/2017
Sau các tháng Hè rà soát và thẩm định, vào ngày 12/8/2017, chúng tôi họp với PH của NĐ để đưa ra 3 giai đoạn can thiệp cho thời gian sắp tới, hỗ trợ NĐ khi bạn đang đi học hòa nhập bên ngoài.
Mô hình sẽ là một vòng tròn, đi từ Dạy NĐ --> Thực tập tại môi trường hòa nhập --> Thu thập thông tin và phân tích --> Điều chỉnh mục tiêu, bài học --> Thực tập tại môi trường hòa nhập.
Thu thập thông tin bao gồm thông tin về các MT Trường Nhân Văn dạy, các MT mà Trường phổ thông dạy.
Giai đoạn 1: Lấy baseline, tháng 6-8/2017 (xong)
Giai đoạn 2: Dạy Toán, Social skills, rồi dựa vào thông tin Social skills để dạy Đọc/hiểu với tỷ lệ 80/20, 10/2017 - 2/2018.
Giai đoạn 3: Tương tự Giai đoạn 2, tỷ lệ 50/50, chưa có được dự đoán về thời lượng
Giai đoạn 4: Ổn định
9/2020
NĐ hiện đang đi học hòa nhập ở ngoài. NĐ đã tham gia chương trình Hỗ trợ học hòa nhập của Trung tâm Nhân Văn, học 2 buổi tối mỗi tuần. Xin coi chi tiết ở đây http://ttnv.org/index.php/top-blocks/4-custom-training
(Chúng tôi sẽ tiếp tục thường xuyên cập nhật Case study này)