Nhật ký chia tay học trò

Gửi T của các cô.

Ngày đầu tiên đi học trường mới của con thế nào? Có vui không con? Chắc là con gặp được các bạn mới và cả các cô giáo mới nữa. Mọi thứ có lẽ sẽ rất mới mẻ với con phải không?

Hôm nay ở trường cũ của con, các cô và các bạn vẫn dạy học bình thường. Mọi thứ đều giống như trước đây con từng học. Duy chỉ khác một điều – lớp không có con thôi.

Có thể với các cô giáo khác, chia tay con, mọi người buồn vui thời điểm đó. Nhưng không hiểu sao, cảm xúc của cô nó đến từ từ con ạ. Sáng vào lớp, cô bất giác gọi tên con, kêu con đi làm quy trình đầu tiết. Lạ nhỉ, chắc thành thói quen mất rồi.

Cô vẫn nhớ giọng nói của con, lúc nào con cũng hỏi những câu mà cô cứ nói “T hỏi khó thế, sao cô trả lời được”, vậy mà bây giờ cô lại muốn được lắng nghe con đặt câu hỏi.

T à, cô gặp con khi cô mới chỉ là một cô sinh viên mới ra trường, cô đến Nhân Văn như một sự tình cờ, rồi tình cờ dạy con ở Bồ Câu nữa. Khoảng thời gian 1 năm đó, có thể đối với Ba Mẹ con là dài, nhưng với cô, nó sao nhanh quá con ạ. Mới dạy con cầm bút viết, bây giờ con đã có thế tự viết và nói được rất nhiều điều.

Khoảng thời gian đó, cô rất nhiều lần muốn bỏ cuộc. Cô nghĩ, cô không hợp với cái nghề nó đòi hỏi đam mê, kiên nhẫn và yêu trẻ. Cô nhìn các con rồi nhìn lại mình tự nghĩ động lực nào sẽ giúp cô tiếp tục…

Nhưng chuyện đó cũng qua rồi con ạ, được nhìn các con học, các con cười nói. Thật tâm cô thấy hạnh phúc lắm. Cô trân quý từng khoảnh khắc được dạy dỗ các con. Đặc biệt là con T à.

T biết không? Có thể bây giờ các cảm xúc của con nó đơn giản lắm. Được ăn món bánh mình thích thì vui, chưa được mặt cười thì buồn. Nhưng sau này, khi lớn lên. Con sẽ nhớ về kỉ niệm với lớp. Khi đó hãy mỉm cười vì mình đã từng được gặp nhau con nhé.

Hôm qua V nói với cô: “Không có T nói chuyện, buồn quá”, cô biết V buồn vì không còn được nói chuyện, chọc ghẹo với con nữa. Cô mong dù V hay con, sau này khi lớn lên sẽ có thêm những tình bạn thật đẹp.

Con đi học trường mới, cô vừa mừng vừa thương. Cô mừng vì con có thể sẽ được gặp gỡ nhiều người, con được học các cô giáo mới ở môi trường mới. Học thêm được những cái mới. Cô thương vì không biết con có biết méc cô giáo khi bị bạn đánh không? Biết chấp nhận điểm thấp mà cố gắng hơn không? Cô giáo hiểu con chứ? Bạn bè sẽ chơi với con chứ? Cô lo xa quá rồi phải không con?

T của các cô là cậu bé thông minh, biết giúp đỡ bạn bè, biết hỏi han khi cô hay bạn bị ốm. Dù nhiều lúc con còn “láu cá”.

No Comments

Nhớ học sinh!

Lời tâm sự của một giáo viên Thỏ khi chia tay Lớp, chuyển qua Lớp khác làm việc.

No Comments

Khi nào cần rửa tay?

Câu chuyện điểm danh sáng nay;
Hôm nay các bạn học rửa tay:
Cô M: Khi nào các con cần phải rửa tay?
Hòa: Trước khi ăn gà rán.
Tuấn: Trước khi ăn trái cây
Tuệ: sau khi đi vệ sinh
Phát: Dơ….dơ…dơ
Cô M: Là sao? Dơ gì Phát?
Phát: Khi tay bị dơ
Cô M: Thưởng Phát ngay 2 miếng bánh.

No Comments

Chơi trốn tìm

Trích từ chat của Trường…

Chiều nọ, (cô) Tính dạy bạn Hòa, Sim ba, Tuân về chuyện của hai bạn mèo, trong đó có 1 đoạn là bạn mèo xanh, mèo hồng chơi trốn tìm.

Tới đoạn chơi trốn tìm, (cô) Tính dừng lại hỏi là các bạn này làm gì? Ba bạn đều nói : chơi trốn tìm.

Tiếp tục bạn mèo hồng chui vào tủ trốn và mèo xanh đi tìm. Mèo xanh tìm mãi k thấy, nhờ mẹ đi tìm, sau đó Tính bấm video lại và hỏi, đố các bạn, mèo mẹ và mèo xanh có biết mèo hồng trong tủ không?

Bạn Sim ba nói : k biết đâu, lúc mèo hồng đi mèo xanh nhắm mắt mà, còn mèo mẹ đang nấu cơm thì k thấy được.

Bạn Hòa nói : không biết đâu ( k giải thích lí do)

Bạn Tuấn nói : có biết, mèo hồng trong tủ .

Và đây là cách các bạn trốn khi  (cô) Tính cho chơi trốn tìm. Hãy nhìn thật kĩ.

Cô Nhật: Yêu vậy. Cứ nhắm chặt mắt là không còn ai thấy mình đâu.

Cô Tính: Lúc em mở mắt ra nhìn, mà k nhịn đuợc cười.

Cô Mến: E nhìn mãi mới thấy Sim trốn sau chồng ghế.

Cô Nhật: Hòa cứ như muốn dấu cái chân đi ấy.

No Comments

Noel 2017

9:30 sáng: Ông già Noel tới tặng quà

Kên ông trước, xin quà sau.

Bé H. bẽn lẽn lên nhận quà.

Bé P bối rối.

What do you want for Christmas? Have you been a good boy?

No Comments

20/11/2017

No Comments

Đi học hòa nhập 11/2017

No Comments

Các lớp đào tạo tại NV

Lớp 1: Parenting & Child development

  • Đại học California, San Diego, giáo sư David B.
  • Học on-line bằng tiếng Anh, có test và chứng chỉ
    • Chuyên gia CCM sẽ hỗ trợ giảng CM và TV
  • Đối tượng: giáo viên dạy các lớp nhỏ, giáo viên có con nhỏ, người phụ trách chương trình gddb ở Nhân Văn, giáo viên hỗ trợ CM.

Everyone has an opinion on parenting – where babies should sleep, what they should eat, and whether parents should spank, scold, or praise. What’s more, the media often offers support for whichever opinions appear most popular at any given time. This leaves those of us who like to base our decisions on firm, provable facts feeling dizzy.

“The Science of Parenting” addresses this confusion by moving beyond the chatter and opinion surrounding parenting, and by looking directly at the science. Parenting itself is far from a science. Nevertheless, scientists have conducted thousands of studies that can help parents – or future parents – make sensible, informed decisions.

One goal of this course will be to provide a survey of important scientific findings spanning a range of topics that are central to the lives of parents:

  • diet;
  • sleep;
  • discipline;
  • learning;
  • screen time;
  • impulse control;

We’ll also explore ongoing mysteries, like what causes autism, and why so many children are allergic to peanuts.

Perhaps more important, this course will not only dig into existing science, but will also explore the underlying nature of parenting science itself. Often, scientists measure correlations: they ask how different parenting practices are related to different behaviors in children. But the claims they make from correlational data are often much, much stronger. For example, from correlational data, scientists often claim that parents cause the behaviors of their kids. This course will show how this type of error – common in the scientific literature – can explain a significant amount of the confusion present in the media and general public. We will discuss how to avoid the same error when evaluating science, and how to use the sum of available evidence to inform decision making.
Chương trình học:

  • Week 1: The Nature vs. Nurture Debate; Adoption and Behavior Genetics
  • Week 2: Learning Language; Screen time; Preschool; Music
  • Week 3: Morality; Self Control; Family Structure
  • Week 4: Autism and Vaccination; Sleep; Diet & Breastfeeding
  • Week 5: Learning and School: The Achievement Gap; Learning Styles; Acceleration; Homeschooling
    —————————————————————————-

Lớp 2: Health & Behavior (and Mental Illness, DSM)

  • Đại học Canana, British Columbia
  • Học on-line bằng tiếng Anh, có test và chứng chỉ
    • Chuyên gia CCM sẽ hỗ trợ giảng CM và TV
    • Đọc thêm sách DSM tại Thư viện NV
  • Đối tượng: Người phụ trách chương trình liên quan tới nhân sự ở Nhân Văn, làm việc với phụ huynh, hội thảo, soạn chương trình gddb tại Nhân Văn.

Learn about the relationship between stress and physical and mental health and the treatment of abnormal behavior, including psychological disorders.

This psychology course is all about the relationship between health and behavior. We will examine stress as a concept and learn about its relation to health and psychological adjustment. We will discuss abnormal behavior and how psychologists assess it as well as a wide range of psychological disorders and approaches to their treatment.

This course includes video-based lectures and demonstrations, interviews with real research psychologists and a plethora of practice questions to help prepare you for the AP® Psychology exam.

This is the fifth in a six-course AP® Psychology sequence that is designed to prepare you for the AP® Psychology exam.

What you’ll learn

  • an understanding of stress as a concept
  • the relationship between stress and physical and mental health
  • approaches to understanding and classifying abnormal behavior
  • the various categories and types of mental disorders as defined in the diagnostic and statistical manual (DSM)
  • the various approaches to the treatment of psychological disorders

No Comments

Cảm ơn Dũng Khanh!

Thân gửi mọi người,

Những người làm từ thiện, không đơn giản là cho tiền, giúp đỡ ai đó. Họ là những người đứng lên nói với tiêu cực rằng cuộc đời này vẫn còn những điều đẹp đẽ, tích cực, và hạnh phúc có được do mình cho đi chứ không hẳn chỉ là nhận lại.

Là một công dân trong xã hội, mỗi người chúng ta nên nói về những việc làm tích cực như vậy dù người làm từ thiện đó không hề yêu cầu, hoặc thậm chí không muốn được cảm ơn trước công chúng.

Với những suy nghĩ như vậy, hôm nay chúng tôi, tập thể nhân viên/giáo viên tại Trung Tâm Nhân Văn muốn gửi lời cảm ơn tới Công ty TNHH Dũng Khanh đã trao tặng 20 bàn, 40 ghế, 2 tủ đựng quần áo do công ty đóng.

Việc tốt này khởi nguồn lúc chị Thu Cúc, mẹ của bé Khánh Hưng, ghé thăm lớp, biết được khó khăn về cơ sở vật chất khi chúng tôi di chuyển tới cơ sở mới. Chị Thu Cúc đã liên lạc với bạn bên Công ty Dũng Khanh, và kết cuộc là các học sinh đã có những bàn học, ghế học tốt hơn, các tủ đựng quần áo để học kỹ năng tự lập. Công ty Dũng Khanh cũng chủ động thuê xe chuyên chở tới giao hàng tận cơ sở Nhân Văn.

Một lần nữa, dù các bạn làm việc thiện trong âm thầm, nhưng Nhân Văn muốn cảm ơn trước công chúng chị Thu Cúc đã làm cầu nối, cảm ơn các bạn ở công ty Dũng Khanh đã giúp đỡ chúng tôi, và một cách gián tiếp nói với mọi người rằng cuộc sống còn rất nhiều điều tích cực. Cảm ơn bạn Khánh Hưng, học sinh của Nhân Văn, đã tình cờ là cái duyên để các thầy / cô có dịp gặp được mẹ Cúc của Khánh Hưng.

Chúng tôi mong quý phụ huynh nếu có nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ, hãy cho công ty Dũng Khanh vào danh sách khảo cứu nhé.

Công ty Dũng Khanh http://www.dukhaco.com Số đt: 02513.966.778

Trường Nhân Văn

 

No Comments

Cách viết project proposal / đề nghị dự án

Thầy post lên PDF của Bình để các bạn ở Trung tâm Nhân Văn tham khảo. Đây là bài Bình trình bày với sinh viên năm 1, ĐH KHXH Nhân Văn. Đây cũng là cách mà chúng ta viết prposal cho project trong Trường, từ Học ngoại khóa, Sửa chữa, Sinh hoạt, Event…

How-to-wirte-project-proposal-v4

Các từ chuyên môn nên biết khi đọc:

No Comments